Cây cỏ vetiver là gì? Xử lý nước thải ra sao?

Trong những loại cây thủy sinh có tác dụng lọc nước, xử lý nước thải thì cỏ vetiver được xem là cây cỏ có khả năng bao vệ môi trường cao. Nó đã được trồng và thử nghiệm tác dụng ở một số nơi trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Úc, và thu được nhiều kết quả tích cực chứng tỏ khả năng chống xử lý nước thải, làm sạch môi trường. Để tìm hiểu rõ hơn cây cỏ vetiver là gì? Xử lý nước thải ra sao, chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin chia sẻ bên dưới.

Cây cỏ vetiver là gì? Tìm hiểu về cỏ vetiver

Cỏ vetiver có tên khoa học là Chrysopogon zizanioides, nếu chúng ta nghe tên cỏ hương bài hoặc cỏ hương lau thì nó cũng chính là cây cỏ vetiver này. Cỏ vetiver thuộc loại cỏ sống lâu năm, có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay đã được gieo trồng ở khắp nơi trong khu vực nhiệt đới, ở nhiều quốc gia như Haiti, Java, Reunion,… và châu Phi nhiệt đới, châu Úc, Trung và Nam Mỹ.

Nói rõ hơn thì cỏ vetiver phát triển được ở mức nhiệt độ trung bình là 18 – 250 độ C, nhiệt độ tối thiểu là -150 độ C, chỉ chết khi mặt đất đóng băng. Khả năng chịu ngập úng kéo dài đến 45 ngày ở luồng nước sâu 0,6 – 0,8m, cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 120 – 150 độ C và chỗ đất trống, thoát nước tốt.

Có 2 loại cỏ vetiver chính là kiểu gen Bắc Ấn Độ và kiểu gen Nam Ấn Độ khác nhau về cách gieo trồng và chăm sóc.

Cây cỏ mọc thành bụi, thân gầy và cao khoảng 1,5 m đối với cây trưởng thành, nếu đứng mỗi cây riêng thì hơi manh mong, phần trên không phân nhánh, phần dưới phân nhánh. Lá cây thì dài khoảng 45 – 100 cm, mỏng và cứng, phiến lá hẹp (khoảng 6 – 12 mm), dọc theo rìa có răng cưa bén. Cây không tạo hạt. Rễ cây cắm thẳng xuống đất, có dạng chùm, phát triển rất nhanh và lan rộng đến 2,5m sau hai năm trồng.

Về sinh trưởng, phát triển: cỏ vetiver có thể sống và phát triển tốt ở nhiều điều kiện môi trường, khí hậu và đất đai khác nhau vì nó rất dễ sống, chịu hạn tốt, chịu được nước ngập vừa phải, có tính thấm nước, giữ nước, ít bị sâu bệnh. Người ta nhân giống cỏ vetiver bằng phương pháp vô tính với cụm rễ, cành giâm.

Cây cỏ vetiver được dùng nhiều cho mục đích chống xói mòn đất, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng, chống sạt lở các công trình giao thông, xây dựng, làm thức ăn cho gia súc với nguồn giá trị dinh dưỡng phù hợp,… Ngoài ra, người ta còn dùng cỏ vetiver để đưa vào hệ thống xử lý nước thải vô cùng thần kỳ.

Tác dụng xử lý nước thải của cây cỏ vetiver ra sao?

Hệ thống rễ dày đặc của cây cỏ vetiver phát triển nhanh, khỏe, cắm sâu vào lòng đất hình thành 1 dàn cừ sống sâu 3 – 4m, là môi trường cố định đạm tốt, giảm phèn cho đất và nếu trồng trong nước thì nó có khả năng hấp thu hiệu quả các khoáng chất và kim loại nặng có độc tính trong nước thải thô từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,… như natri, phốt pho, nhôm, magie, mangan, thủy ngân, cadimi, chì,…

Nhờ đặc điểm này, cỏ vetiver đã được khai thác triệt để tác dụng xử lý nước thải, lọc, làm sạch nước trong ao, hồ, sông, suối và môi trường nhân tạo nuôi các loài thủy sinh khác ngoài mục đích làm đẹp, trang trí cảnh quan.

Sự phân bố kim loại nặng trong cỏ vetiver chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất được hấp thụ chuyển lên thân lá gồm rất ít acsen, cadimi, crom và thủy ngân; Nhóm thứ 2 là lượng vừa phải đồng, chì, niken và selen; nhóm thứ 3 là kẽm được phân bố đồng đều ở rễ, thân và lá.

Ngoài ra, vì có mùi tinh dầu thơm đặc trưng từ rễ, có tính hãm mùi tốt nên trồng cây cỏ vetiver cũng giúp xua đuổi các loại côn trùng và giảm thiểu mùi khó chịu từ những yếu tố khác gây ra. Cũng vì đặc tính này mà rễ cây cỏ vetiver được sử dụng để chưng cất tinh dầu thơm, chế tạo nước hoa trên toàn thế giới, có mặt trong khoảng 36% các loại nước hoa phương Tây.

Ứng dụng cỏ vetiver trong việc xử lý nước thải đã khá phổ biến hiện nay. Nó được xem là một giải pháp đơn giản, chi phí thấp nhưng vô cùng hiệu quả. Tại nước Úc, thực nghiệm đầu tiên vào năm 1996 việc dùng cỏ vetiver để xử lý chất thải từ nhà vệ sinh cho thấy công dụng này của cỏ vtiver rất cao.

Tiếp đó, người ta cũng ứng dụng đặc tính của cây cỏ để dùng cho xử lý nước rỉ từ bãi rác, nước thải chăn nuôi, chặn giữ bùn đất và các hóa chất nông nghiệp bị rửa trôi từ đồng ruộng,… và liên tiếp thu được những kết quả đáng kể. Ở Việt Nam, chúng ta cũng áp dụng mô hình xử lý nước thải và chống xói mòn bằng cỏ vetiver tại nhiều vùng, nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng và giới chuyên môn.

Giới thiệu hệ thống xử lý nước sạch tinh khiết xem chi tiết tại https://xulynuocmiennam.com/he-thong-may-loc-nuoc-cong-nghiep.html

Qua những thông tin trên, chúng ta đã hình dung được cây cỏ vetiver là gì cỏ vetiver xử lý nước thải như thế nào. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị.

Trước:
Sau:

Check Also

Nạp bình chữa cháy tại Đà Nẵng giá rẻ nhất ?

Một trong những nguyên nhân gây nên hỏa hoạn thảm khốc là do bình chữa …

Leave a Reply

Bạn đang xem Cây cỏ vetiver là gì? Xử lý nước thải ra sao?