Ăn cà chua như thế nào là đúng cách?

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, cà chua giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến xuống 20 – 34% ở nam giới. Đối với nữ, ăn nhiều cà chua còn giúp tái tạo hồng cầu, duy trì sự đàn hồi của da và thành mạch máu, giúp cho bạn có làn da trắng mịn. Có thể sử dụng cà chua bằng nhiều đường: xay sinh tố, nước ép cà chua hoặc chế biến thức ăn.

 

00004882

Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, B6, C, các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, các axid oxalic…

Cà chua có hàm lượng tinh chất chống oxy hoá cao nên có thể dùng để chống lão hoá duy trì tuổi thanh xuân cho da cũng như cơ thể. Nếu sử dụng nước cà chua ép thường xuyên làn da cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Mặt nạ trắng da bằng cà chua thường được nhiều chị em lựa chọn và bất ngờ trước hiệu quả của nó.

Với màu sắc đẹp mắt, lại có tác dụng sức khỏe lớn, cà chua có thể coi là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều món ăn hàng ngày của chúng ta.  Tuy nhiên, không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, có những cách chế biến, sử dụng cà chua có thể gây hại cho sức khỏe mà các bà nội trợ không hề biết. Vậy ăn cà chua như thế nào là đúng cách để tận dụng hết những lợi ích do cà chua mang lại?

Màu đỏ trong cà chua có nhiều chất lycopene, đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ kết hợp với việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và các bệnh khác, bao gồm cả sự thoái hóa điểm vàng (suy giảm thị lực). Cà chua càng đỏ chứa càng nhiều lycopene và cà chua nấu chín hoặc chế biến nhiều lycopene hơn so với cà chua sống, vì vậy chúng ta nên chế biến cà chua thành các món chín để tận dụng được nhiều chất lycopene hơn.  Lycopene là chất béo hòa tan, khi chế biến cà chua chúng ta nên thêm một ít dầu ô liu vào công thức nấu cà chua  để tốt hơn cho sức khỏe tim mạch.

Không ăn cà chua thường xuyên

Cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic, axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào người là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh sỏi thận.

Vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên tránh hoặc hạn chế ăn uống các thực phẩm có chứa axit oxalic.

Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C.

Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo. Vì vậy sẽ làm giảm tác dụng của cà chua đối với sức khỏe.

Cà chua kỵ cà rốt

Không nên ăn cà chua và cà rốt bởi vì theo nghiên cứu cho thấy trong cà rốt có chứa enzym, các enzym này sẽ phân giải vitamin C có trong cà chua,, đồng thời nếu ăn 2 loại này cũng lúc sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau.

Không nên ăn cà chua khi đói

Bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đói, cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.

Hơn nữa, lượng lớn pec tin và nhựa phenolic và các thành phần khác có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu, đặc biệt là những lúc đói. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.

Không ăn cà chua trước bữa ăn

Cà chua chứa một lượng lớn axit oxalic. Ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu khác. Vì vậy bạn nên ăn cà chua sau bữa ăn, bởi vì các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn, do đó, nồng độ axit trong dạ dày sẽ giảm, nó sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.

Tuy nhiên bạn có thể uống nước ép cà chua vào buổi tối trước khi đi ngủ, cứ mỗi 15miligram lycopene từ cà chua được nạp vào cơ thể hằng ngày sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân ngay cả khi bạn đang ngủ.

Không ăn cà chua xanh

Khi quả cà chua còn xanh, chưa chín, các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

Không ăn cà chua nấu quá kỹ hoặc chế biến lại

Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.

Bạn có thể ăn cà chua sống, cà chua ép, làm nước xốt hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác. Hy vọng rằng những lưu ý trên sẽ giúp bạn sử dụng cà chua đúng cách để gặt hái được các lợi ích về sức khỏe mà nó mang  lại.

 

Trước:
Sau:

Check Also

uong-nuoc-gung-co-tac-dung

Uống nước gừng có tác dụng gì, có mập không?

Ai cũng biết gừng là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn. …

Leave a Reply

Bạn đang xem Ăn cà chua như thế nào là đúng cách?