Người bị bệnh đau dạ dày có uống được sữa đậu nành không?

Đậu nành là thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khoẻ. Sữa đậu nành có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. 

Tuy nhiên, theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên. Vậy bạn đang muốn tìm hiểu người bị bệnh đau dạ dày có uống được sữa đậu nành không ?

Sua-sau-nanh-thom-ngon_1

Do đặc điểm của cuộc sống công nghiệp hiện nay, con người chúng ta làm gì cũng gấp gáp và không điều độ. Ăn nhanh, uống vội, vừa ăn vừa làm việc đã khiến cho bệnh viêm dạ dày trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi. Bênh đau dạ dày là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh tiêu hóa, bệnh này gồm nhiều triệu chứng khác nhau như: đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, nôn và ợ hơi sau ăn…

Theo nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, lúc này tình trạng bệnh sẽ nguy hiểm và nặng hơn với các biến chứng gây ra viêm, lét dạ dày. Vì vậy những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.

Bệnh viêm dạ dày là bệnh tương đối dễ chữa nhưng chúng ta không được xem thường bởi nó rất nhanh chóng dẫn đến các biến chứng bệnh nặng hơn có thể gây ra xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu và phân có máu, đây là trường hợp nghiêm trọng và bệnh đã nặng rất nhiều đòi hỏi bạn cần đến bệnh viện kịp thời để điều trị.

Người bị bệnh dạ dày có uống được sữa đậu nành không ?

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÁC DỤNG LÀM GIẢM BỚT HOẶC NGĂN NGỪA BỆNH DẠ DÀY:

  • Bắp cải: Là loại thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng làm mát ruột nên sẽ giảm được cảm giác nóng, rát ở dạ dày.
  • Cam thảo: Làm giảm lượng axít có trong cơ thể, giúp các tế bào ở thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng chống lại vi trùng xâm nhập. Nhai hoặc uống cam thảo hằng ngày thì rất tốt.
  • Trà xanh: Rất có tác dụng trong việc chống vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa và chống cả quá trình ôxy hóa. Tuy nhiên bạn không nên uống trà xanh trong lúc đói,uống lúc này sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa cho dạ dày của bạn, dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Chuối: Mặc dù không làm giảm lượng axít trong cơ thể nhưng lại có tác dụng như một hàng rào vững chắc ngăn không cho axít thâm nhập vào dạ dày, khống chế tình trạng ăn mòn, gây viêm tấy các bộ phận tiêu hóa. Nếu ăn chuối hằng ngày là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày và có thể ngăn ngừa được 75% cơ bị viêm loét dạ dày.
  • Đậu đỏ và đậu trắng: Được coi là loại thuốc thiên nhiên tốt nhất trong việc chống axít trong cơ thể. Nên ăn đậu luộc chín.

Các bác sĩ cũng lưu ý, thức ăn phải bảo đảm vệ sinh, nên ăn ít một ở thể loãng và ăn thành nhiều bữa; kiêng thịt mỡ, bơ và những món có dầu mỡ vì rất khó tiêu, buộc dạ dày phải tăng co bóp. Các thức ăn, đồ uống như sữa đậu nành, đường mía, sữa bò, nước giải khát có ga, lạc và các món gây đầy hơi cũng nên hạn chế dùng khi bị đau dạ dày.

Bạn là người đang điều trị bệnh dạ dày mà vẫn chưa khỏi thì có thẻ qua các cách như của Đông Y Tỳ Bách thảo đã chưa cho hơn 10.000 bị bệnh xem chi tiết tại : http://tybachthao.com.vn

CÁC LƯU Ý KHI UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH:

1. Uống cùng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

2. Uống khi bụng rỗng.

Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.

3. Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành

Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

4. Không nên chỉ uống sữa đậu nành không

Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa.

Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao…hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

5. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

6. Uống sữa đậu nành với trứng

Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

7. Uống quá nhiều

Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày. Xem tư vấn chọn máy làm đậu nành loại tốt: https://naototnhat.com/may-lam-sua-dau-nanh-loai-nao-tot.html

Sữa đậu nành là một thức uống tốt cho cơ thể, tuy nhiên bạn phải biết cách sử dụng để mang lại những lợi ích tốt nhất. Hy vọng bài viết Người bị bệnh dạ dày có uống được sữa đậu nành không? sẽ bổ sung cho bạn thêm kiến thức về những mẹo vặt gia đình đơn giản để cho cuộc sống thêm đẹp hơn.

Trước:
Sau:

Check Also

Cháo óc heo nấu với rau gì, cháo óc heo có tác dụng gì ?

Cháo óc heo là món ăn khá bổ dưỡng đối với sức khỏe, đặc biệt …

Leave a Reply

Bạn đang xem Người bị bệnh đau dạ dày có uống được sữa đậu nành không?