Lá hẹ là lá gì, cây lá hẹ có tác dụng gì ?

Rau hẹ là loại rau được sử dụng nhiều ở món ăn gia đình hằng ngày. Các món ăn phổ biến sự dụng hẹ như tôm xào hẹ, cháo hẹ, trứng hấp hẹ,… Không những là rau thơm làm nên món ăn ngon, rau hẹ còn biết đến như 1 vị thuốc quý, có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Dưới đây bài viết: Lá hẹ là lá gì, cây lá hẹ có tác dụng gì ? sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại rau này.

Lá hẹ là lá gì?

Cây lá hẹ còn có nhiều tên gọi khác như: cửu thái tử, cửu thái, khởi dương thảo,… tên khoa học là Alllium tuberosum thuộc họ Hành.

Là một loại cây thân thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.

Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết. Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.

XEM NGAY: rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ: Xem ngay >> http://tybachthao.com.vn/ro-luoi-cho-be-bang-la-he/

Cây lá hẹ có tác dụng gì?

Hẹ là thức ăn – vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách Nội kinh có viết: “Xuân hạ dưỡng dương”, nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu.

Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.

Có thể bạn quan tâm >> https://cayvala.com/la-he/

Một số tác dụng chữa bệnh từ cây lá hẹ:

Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

Trị đau họng: Về mùa lạnh có rất nhiều người bị đau và sưng họng, với kinh nghiệm rất đơn giản từ cây hẹ sẽ giúp chúng ta đẩy lùi được triệu chứng khó chịu này. Các bạn có thể nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối hoặc lấy 10 g – 12 g lá hẹ tươi giã vắt lấy nước để uống.

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Mỗi ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.

Trị táo bón: Bệnh táo bón là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Để chữa bệnh táo bón cũng có rất nhiều cách trong đó có việc sử dụng lá hạt hẹ. Chúng ta lấy hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi ngày uống 2 lần.

Chữa hen suyễn: Ít ai có thể biết được rằng hẹ có tác dụng trong vấn đề điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân sử dụng hẹ như một vị thuốc để chữa căn bệnh này và cho kết quả khả quan. Chúng ta có thể sử dụng 10 g củ hẹ hoặc 20 g lá hẹ giã nát, ép lấy nước để uống.

Giảm huyết áp và cholesterol: Cũng như tỏi, hành, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Bà bầu có nên ăn rau hẹ không?

Rau lá hẹ cung cấp một lượng vitamin dồi dào, rất có lợi đối với phụ nữ mang thai. Những lá hẹ nhỏ mềm có chứa một lượng rất lớn chất folate (dạng tổng hợp của axit folic), sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin B6, canxi và magie. Axit folic có thể được xem là chất dinh dưỡng quan trọng thứ yếu trong sự phát triển 3 tháng đầu của thai nhi. Nếu thiếu chất này, thai nhi có nhiều nguy cơ gặp các khiếm khuyết trong cấu trúc cơ thể rất nguy hiểm. Trong 2 muỗng canh hẹ có chứa khoảng 6.4 micro gam folate.

Vitamin C có thể coi là chất xúc tác cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Lá hẹ chính là một sự kết hợp hoàn hảo của 2 chất này khi cung cáp đồng thời khoảng 3.5 mili gam vitamin C và 0.1 mili gam sắt mỗi 2 muỗng canh. Ngoài ra, magie có trong hẹ cũng làm giảm nguy cơ bị táo bón, một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ.

Tuy nhiên, mọi người nên chú ý rằng việc ăn rau hẹ quá nhiều cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, nó thường gây nên tình trạng khó tiêu. Ngoài ra, những người có thể chất hay bị mụn nhọt, âm hư nội nhiệt, mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng kỵ ăn cây lá hẹ. Hi vọng với bài viết: Lá hẹ là lá gì, cây lá hẹ có tác dụng gì ? giúp bạn đọc có thêm nguồn thông tin hữu ích, hiểu rõ hơn về loại rau thơm này.

Trước:
Sau:

Check Also

uong-nuoc-gung-co-tac-dung

Uống nước gừng có tác dụng gì, có mập không?

Ai cũng biết gừng là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn. …

Leave a Reply

Bạn đang xem Lá hẹ là lá gì, cây lá hẹ có tác dụng gì ?