Trị mụn bằng lá tía tô có tốt không? có hết không?

Ngày nay, mụn đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, và họ đã tìm mọi cách điều trị nhưng không dứt điểm. Lo ngại trước tác dụng phụ của các loại thuốc Tây y, nhiều người đã quay về với Đông y, với cây thuốc nam. Người ta truyền tai nhau công dụng của lá tía tô trong việc trị mụn. Vậy, thực sự thì trị mụn bằng lá tía tô có hết không? có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Tìm hiểu chung về cây tía tô

Tía tô là một loại rau quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình, hoặc được chế biến để tăng thêm gia vị cho các món ăn.

Tía tô, hay còn gọi là tử tô, tử tô ngạnh, còn có tên khoa học là Perilla frutescens. Đây là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng. Tía tô thuộc loại cây thảo, lá mọc đối, mép có khía răng, mặt dưới có màu tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay xanh lục có lông nhám.

Hoa tía tô nhỏ, có màu trắng hoặc tím mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, mọc đối. Qủa tía tô là dạng quả bể, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Theo sử sách xưa chép lại, danh y Hoa Đà người Trung Hoa là người đã phát hiện ra lá tía tô và đã dày công nghiên cứu về tác dụng của loại cây này. Sách viết rằng, Hoa Đà trong một lần đi hái thuốc đã ngồi nghỉ bên bờ sông ở Giang Nam và vô tình nhìn thấy một con rái cá bị ngộ độc do ăn một con cua. Tiếp tục quan sát, ông thấy con rái cá cố bò lê lết theo bãi sông tìm đến chỗ một bụi cây màu tím thì dừng lại và ăn lá của cây đó. Sau đó, con rái cá nằm xuống nghỉ một lát rồi lại hoạt động như chưa từng xảy ra chuyện gì. Thấy vậy, ông đã hái một bó cành và lá cây đó mang về nghiên cứu tác dụng giải độc của cây này.

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí tiêu đờm. Toàn bộ cây tía tô đều có tác dụng trị bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt là lá tía tô. Một trong những tác dụng tuyệt vời của loại lá này mang lại mà chúng ta cần biết, đó là tác dụng trị mụn. Sau đây là những thông tin về trị mụn bằng lá tía tô.

Vì sao lá tía tô có tác dụng trị mụn?

Đã từ lâu, cây tía tô được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh trong dân gian. Theo nghiên cứu dược lý học hiện đại, trong thân cây tía tô có chưa nhiều lượng tinh dầu thơm đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu này còn có khả năng làm tăng đường huyết, làm ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ. Ngoài ra, lá tía tô dùng sắc uống và cồn chiết xuất từ lá cũng có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi, làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, có tác dụng cầm máu.

Với những tính chất tuyệt vời đó, cộng thêm tác dụng sát trùng, nên lá tía tô cũng có công dụng trị mụn.

Xem thêm >> Trị nám bằng chuối xanh có hết không

Cách trị mụn trứng cá bằng lá tía tô

Với nguyên liệu sẵn có trong vườn ( hoặc dễ dàng tìm mua), thì lá tía tô là một lựa chọn thông minh để trị mụn trứng cá một cách an toàn và hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn áp dụng các cách đơn giản sau:

– Dùng khoảng 2 nắm lá tía tô tươi đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem cho vào cối với một chút muối để giã nát. Sau đó, chắt nước tía tô ra chén. Trước khi dùng hãy rửa mặt sạch sẽ rồi dùng bông tẩm nước tía tô tỏng chén chấm lên mụn rồi thoa đều ra xung quanh. Để nguyên như vậy trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nên áp dụng cách làm này từ 3 – 4 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy mụn giảm đi đáng kể. Cách làm này cũng áp dụng cho trị mụn trứng cá ở lưng.

– Còn một cách làm đơn giản hơn để trị mụn trứng cá từ lá tía tô, là bạn chỉ cần lấy lá tía tô tươi vò nát rồi pha với nước để rửa mặt hoặc tắm, sẽ không chỉ giúp trị mụn mà còn làm săn chắc và mịn da.

– Ngoài ra, có thể đun lá tía tô tươi hoặc phơi khô lá tía tô rồi pha như pha trà để uống. Hãy thử áp dụng phương pháp này trong 2 tuần, bạn sẽ thấy làn da sáng mịn hơn, vết thâm mờ đi và mụn sẽ giảm đi thấy rõ. Bạn cũng có thể tìm hiểu và áp dụng phương pháp trị mụn bằng cây mã đề để có tốt không có thêm những phương pháp trị mụn hiệu quả từ cây nhà lá vườn

xem thêm >> trị nám bằng chuối xanh như thế nào

Cách trị mụn thịt bằng lá tía tô

Mụn thịt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đây là một hiện tượng rối loạn dưới da, được hình thành khi làn da không bong tróc và đào thải một cách tự nhiên mà bị bức bí lại bên trong nang lông.

Dùng lá tía tô để điều trị mụn thịt như sau:

– Theo quan niệm dân gian, nếu là gái thì hái 9 lá tía tô, là trai thì 7 lá. Sau đó đem phơi sương, rồi đem xát vào chỗ bị mụn thịt.

–  Lá tía tô đem rửa sạch, giã nát, sau đó đắp lên chỗ có mụn thịt. Có thể dùng vải để quấn chặt hoặc dùng băng dính để cố định chỗ đắp. Tốt nhất với cách này nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Lá tía tô đem rửa sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, chắt lấy nước, thoa đều lên chỗ bị mụn thịt rồi massage để tinh chất tía tô thấm sâu vào bề mặt da. Khoảng 15 đến 20 phút, bạn rửa lại bằng nước ấm chỗ bị mụn.

Xem thêm cách trị mụn hiệu quả tại nhà >> https://cayvala.com/la-trau-khong-tri-mun-co-tot-khong/

Cùng với việc dùng lá tía tô để trị mụn, bạn lưu ý đừng quên kết hợp chặt chẽ với các biện pháp phòng ngừa mụn và chăm sóc, bảo vệ da thật tốt. Cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho da hằng ngày, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn.

Với cách trị mụn trên mà không hết mụn thì bạn thử trị mụn ở spa , nên lựa spa tốt nhất uy tín để bạn luôn hài lòng nhé xem nhiều hơn tại >> http://beyondbeauty.vn/spa-tri-mun-tphcm/

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lá tía tô chữa trị mụn. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi Trị mụn bằng lá tía tô có tốt không? có hết không ?

Cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc dành cho bài viết.

Xem thêm về sự thật chữa bệnh của lá tía tô : https://tacdungcuacay.com/p/tia-to-chua-benh.html

Trước:
Sau:

Check Also

Những tác dụng chữa trị bệnh của lá lốt nên biết

Lá lốt là một loại cây thân bò thường được trồng nhiều trong vườn nhà …

Leave a Reply

Bạn đang xem Trị mụn bằng lá tía tô có tốt không? có hết không?