Tác dụng, giá trị dinh dưỡng của các loại rau cải

Rau cải là một trong những thực phẩm “rau xanh” được sử dụng phổ biến trong đời sống của con người. Mỗi loại rau cải đều có giá trị dinh dưỡng và có thể chế biến thành các món ăn khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ  cùng tìm hiểu Tác dụng, giá trị dinh dưỡng của các loại rau cải cũng như một số món ăn ngon từ rau cải.

Giá trị dinh dưỡng nói chung của các loại rau cải

Cải xanh là thực phẩm có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, đặc biệt là ở vùng ôn đới. Loại rau này được xem là thực phẩm không thể thay thế ở nhiều nước lạnh như Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản. Rau cải còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như la thái, mao la, tuyết lý kỳ. Theo y học cổ truyền phương Đông, các loại rau cải nhìn chung có tính ôn, vị cay, thuộc vào kinh phế tỳ, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đàm, lợi khí…

cai

Thành phần dinh dưỡng trong các loại rau cải khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, các loại rau còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic… và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Các loại rau có thể kết hợp được nhiều loại thực phẩm, từ các loại thịt như thịt bò, thịt lợn đến các loại hải sản như cua, tôm, mực… Bạn cũng có thể chế biến các loại rau cải thành nhiều món ăn đa dạng trong khâu chế biến món ăn như cải nấu canh, nấu lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp, cải muối, cải phơi khô…

Một số loại rau cải phổ biến nhất

+ Rau cải thảo

Cải thảo ưa sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe. Các nhà khoa học đã chứng minh, cải thảo có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid.

cai-thao

+ Rau cải thìa

Rau cải thìa hay còn được gọi là rau cải trắng chứa nhiều chất bổ và vitamin. Hạt cải trắng gọi là bạch giới tử, có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu đờm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, đau phong. Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Lá cải thìa có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng.

+ Rau cải xoong

Rau cải xoong là thực vật thủy sinh giống như cây lúa nước Rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Món rau cải xoong nấu với thịt bừa bổ, mát, lại có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.

Lưu ý khi ăn các loại rau cải

– Không nên ăn các loại cải chế biến sơ như Salad, nộm vì nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Tốt nhất là nên chế biến theo nguyên tắc ăn chín, uống sôi.

– Không ăn quá nhiều rau cải vì rau cải có thể gây mất nước. Có rất nhiều loại rau khác ngon và bổ dưỡng, vì thế hãy thay đổi để có thực đơn phong phú và hợp lí.

– Trên thực tế các loại rau cải đã có vị mặn, do đó khi chế biến, bạn nên chú ý nêm nếm gia vị, tránh để món canh bị mặn.

– Cải xoong chứa nhiều vitamin C, do đó, không nên ăn kết hộp với các loại hải sản. Nguyên nhân là do hải sản có chứa Asen hóa trị 5. Hai chất này sẽ phản ứng hóa học, tạo ra một chất độc có hại cho cơ thể.

– Người bị dạ dày không nên ăn cải vì rau cải có chứa nhiều chất xơ và rất dễ gây khí gây đầy bụng , nhất là khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín bắp cải trước khi ăn.

– Người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

– Những người bị thận, suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng thuộc về nhóm đối tượng không nên dùng bắp cải.

– Những người bị viêm đường tiêu hóa tuyệt đối không ăn rau cải thảo sống như kim chi, salad.. để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Trước:
Sau:

Check Also

Cháo óc heo nấu với rau gì, cháo óc heo có tác dụng gì ?

Cháo óc heo là món ăn khá bổ dưỡng đối với sức khỏe, đặc biệt …

Leave a Reply

Bạn đang xem Tác dụng, giá trị dinh dưỡng của các loại rau cải