Hành tím có lẻ là loại củ gia vị không còn lạ lẫm gì đối với bất kì ai, không chỉ làm gia vị, hành tím còn được làm nên món xào, dầm chua ngọt, trộn, đặc biệt là món hành tím ngâm giấm… Ngoài tác dụng là thực phẩm bổ ích cho các bữa ăn gia đình, hành tím còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hữu hiệu. Để hiểu rõ hơn, bài viết: Tác dụng chữa bệnh của củ hành tím, ăn nhiều có tốt không ? sẽ giúp mọi người có thêm nguồn thông tin về hành tím nhé. Cùng đón xem nào! Giấy phép kinh doanh nước đóng bình gồm những gì
Thành phần của củ hành tím là gì?
Hành tím là một loại rau tiếng anh có tên là purple onion. Hành tím có màu tím đậm nằm ở lớp vỏ ngoài và thường được ăn sống trong món sa lát, bánh mì hay các món nhúng. Hành trắng có hương vị nhẹ hơn và vỏ màu trắng hoặc trắng ngà.
Thành phần của hành tím: Cứ 100g hành tím chứa 415-1.917 mg chất chống ôxy hóa, Chất xơ thực phẩm 1.5g, Chất béo 0.2g, Vitamin K 0.3μg, Vitamin E 0.01mg, Vitamin C 9.4 mg, Thiamine (B1) 0.056mg, Riboflavin (B2) 0.042 mg và các khoáng chất kali, magie, kẽm, sắt, photpho….
Ăn nhiều hành tím có tốt không?
Y học cổ đại Trung Quốc ghi chép rằng hành tím vị ngọt, cay nhẹ, hơi chát, ấm áp, có tác dụng nhuận trường, lưu thông khí huyết dạ dày, tốt cho lá lách, trừ cảm lạnh, dễ tiêu hóa, giải độc.Y học hiện đại phát hiện loại củ này có tính kháng khuẩn chống viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, giảm đường trong máu, hạ huyết áp, hạ cholesterol và nhiều vai trò khác. Các chuyên gia y tế cho biết chất prostaglandin có trong củ hành giúp bảo vệ tuyến tiền liệt.
Hành tím có vị cay, mùi hơi hăng nên nhiều người khó dùng, nhưng lợi ích sức khỏe của nó rất lớn. Nghiên cứu cho thấy các sulfua trong hành có tác dụng chống đông máu, giúp ngăn chặn tiểu cầu tập trung không cần thiết. Chất này còn giúp giảm nồng độ cholesterol và triglyceride, cải thiện chức năng của màng hồng cầu. Hành cũng rất giàu chất chống oxy hóa flavonoids, ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa đau tim.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy ăn hành giúp tăng mật độ xương, giảm loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Mỗi ngày ăn hành có thể giảm nguy cơ gãy xương hông. Loại củ này cũng rất giàu hợp chất lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong hình thành các mô liên kết của cơ thể con người.
Tác dụng chữa bệnh của củ hành tím
✤ Giảm nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
✤ Chữa cảm lạnh: Cũng giống như tỏi, hành có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Uống một cốc nước hành sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn mỗi khi cảm lạnh hay bị cúm. Cách chuẩn bị rất đơn giản: Bạn chỉ cần đun sôi nước, sau đó thả một ít hành xắt nhỏ vào và chờ trong vài phút. Mặc dù tách “trà hành” có mùi vị hơi khó chịu, nhưng đảm bảo sẽ cho thấy hiệu quả bất ngờ.
✤ Ổn định huyết áp, giảm sốt: Củ hành có tác dụng giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Ngoài ra, nó cũng làm loãng máu, đánh tan các cục máu đông và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh. Mỗi khi bị sốt hoặc cảm cúm, ăn hành tím có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng cảm, do vị hăng của hành thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi.
✤ Tăng cường hệ miễn dịch: Chất flavonoids tìm thấy trong hành tím hoạt động như một chất chống ô xy hóa có tác dụng ngăn chặn các khối u hình thành và phát triển, đồng thời thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.
✤ Cải thiện tình trạng tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
✤ Ngăn chảy máu mũi: Thân nhiệt tăng quá cao đôi khi có thể gây chảy máu mũi. Lúc này, bạn cần nhỏ 3-4 giọt nước củ hành vào mũi. Hành củ có tác dụng làm máu ngừng chảy.
✤ Chữa bỏng: Bị các vết bỏng nhẹ, bạn cần tìm ngay củ hành. Nước ép củ hành giúp làm mát vết bỏng, chống giộp da và ngăn chặn các vùng da bị bỏng mưng mủ nhiễm trùng.
✤ Chữa vàng da: Đây là một trong những biện pháp trị vàng da truyền thống. Chỉ cần ngâm hành củ cùng nước chanh qua đêm. Sáng hôm sau, uống loại nước này có hòa thêm ít muối tiêu.
✤ Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
✤ Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
✤ Trị bệnh lao: Nước ép hành củ sống từ lâu được xem là liệu pháp chữa vi trùng lao. Bạn có thể uống nước ép củ hành để phòng ngừa bệnh lao.
Tham khảo tỏi có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả: http://tybachthao.com.vn/cach-chua-day-bung-bang-toi/
Cách làm món hành tím ngâm giấm
Nguyên liệu :
- Hành tím : 300 gram
- Carot : 1 củ
- Ớt hiểm : 3-5 quả
- Dấm : 400ml
- Đường : 80 gram
- Muối tinh : 10 gram
- Muối hạt lớn : 10 gram
- Đá viên lạnh
Cách làm :
- Hành tím bạn nên chọn loại củ nhỏ, sẽ thơm hơn. Có nơi gọi là hành khô đấy. Bạn bóc vỏ và rửa sạch. Carot bào bỏ vỏ, rửa sạch.
- Bạn có thể dùng dao gợn sóng để cắt hành cho đẹp, chẻ đôi hay 3 tùy vào kích thước hành. Lúc cắt sẽ dễ bị cay mắt, để tránh cay mắt bạn chỉ cần dùng nước sạch, làm ướt mắt trước, rồi làm ướt dao trước khi cắt là được. Cắt carot bằng kích cỡ với hành.
- Pha nước lọc và muối hạt lớn, hòa cho tan đều. Cho hết hành và carot vào ngâm. Cho thêm đá viên vào bát và ngâm từ 1- 3 tiếng.hanh-tim-ngam-1. Muối và đá viên giúp hành bớt hăng và có độ giòn đấy!
- Bạn pha 400ml dấm vào bát, thêm 10 gram muối tinh ( muối ăn hạt mịn ), 80 gram đường và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Cắt nhỏ ớt trái vào, khuấy đều.
- Bạn vớt hết hành và carot đã ngâm ra, rửa qua nước lọc nhiều lần cho sạch, để ráo hoàn toàn. Xếp hành vào lọ, đổ từ từ lượng dấm đã pha vào cho đến khi ngập hành. Đậy nắp, cho vào tủ lạnh qua đêm. Đến mai là sử dụng được rồi.
Không chỉ làm nên món hành tím ngâm giấm chua ngọt ngon, hành tím còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Qua bài viết: Tác dụng chữa bệnh của củ hành tím, ăn nhiều có tốt không ? giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại củ giàu giá trị dinh dưỡng này để bổ sung thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày nhé.