Quả na có tác dụng gì ? chữa được bệnh gì ?

Quả na là một trong những trái cây nhiệt đới ngon nhất, được khá nhiều người ưa chuộng bởi mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, dai. Quả na có nguồn gốc từ từ các thung lũng Andean của Peru và Ecuador, ngày nay loại quả vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe này đã được trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Một quả na chứa hàm lượng Vitamin C rất cao, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Bạn đã biết Quả na có tác dụng gì ? chữa được bệnh gì ? chưa, hãy cùng caynhalavuon.net tìm hiểu nhé!

Quả na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, . Tên khoa học Annona squamosa L, quả tròn có nhiều mắt, thịt quả trắng. Hạt na màu đen, có vỏ cứng, chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận. Cây na cao cỡ 2- 5 m, lá mọc xen ở hai hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (hoặc nhiều người quen gọi là mắt), thịt quả trắng.

Trong 100 gam quả na có chứa: – Vitamin C: 15 mg;  Vitamin B1: 0,075 mg; Vitamin B2: 0,086 mg;  Vitamin B3: 0,5 mg; Canxi: 17,6 mg;  Năng lượng: 80 – 101 calo; Carbonhydrate: 20 gam; Caroten (sắc tố màu vàng hoặc cam): 0,007 mg; Chất béo: 0,5 gam; Chất xơ: 0,9 gam; Sắt: 0,42 mg;  Phốt pho: 14,7 mg; Protein: 68 gam.

Quả na chín có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là na dai. Quả na được ví như là loại quả tổng hợp các vị của của mãng cầu, chuối, đu đủ, dâu tây, dứa… và có rất nhiều lợi ích cả về dinh dưỡng lẫn phòng bệnh. Na chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ  sau khi sinh.

Lợi ích dinh dưỡng của quả na

Quả na là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày. Chính nhờ giàu vitamin C mà loại quả này được coi là rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của con người.

Quả na còn là nguồn cung cấp kali, chất xơ, carbohydrates, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu nên rất có lợi trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Một ưu điểm nữa quả na là không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri thấp nên rất có lợi cho những người ăn kiêng hoặc đang có ý định giảm cân.

Một quả na trung bình mà không có hạt và vỏ nặng khoảng 312g thì lượng carbohydrate chiếm khoảng 55g, 5g protein, 2g chất béo… Thành phần còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác.

Quả na ương (hái lúc chín nửa chừng): chứa nhiều tanin, được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Khi dùng, lấy 30 g, thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Quả na điếc (quả lúc đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, khô xác, có màu nâu đỏ tím): là vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y. Chẳng hạn, để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, lấy quả na điếc 20 g đốt tồn tính, ngọn non cỏ lào 50 g, gạo tẻ 30 g, rang thật vàng; sắc uống làm 3 lần trong ngày. Dùng ngoài, quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày, chữa nhọt ở vú.
1438506776-2

Lợi ích sức khỏe của quả na

Danh sách các chất có trong quả na bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất… Do đó, loại quả này có lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn.

Cải thiện chức năng tim: Sự cân bằng giữa natri và kali trong quả na đóng góp rất nhiều trong việc điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên và vitamin C phong phú có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do tấn công các chất béo và do đó ngăn chặn được các cholesterol của cơ thể trở thành có hại. Vitamin C còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Tất cả những yếu tố này đều tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim.

Giảm táo bón: Một quả na ngon và lành mạnh sẽ chứa nhiều chất xơ và chất xơ đã được chứng minh là rất có lợi cho việc tiêu hóa và bài tiết thức ăn trong cơ thể. Đồng và chất xơ của na hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường chức năng hoạt động. Sự có mặt của chất xơ giúp việc bài tiết thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm táo bón hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này giúp làm giảm cholesterol trong máu. Nó ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong ruột, từ đó, cản trở sự hình thành của các tế bào gây ung thư trong ruột kết và bảo vệ niêm mạc ruột tránh phải tiếp xúc với các chất độc hại.

Tốt cho não bộ: Trong quả na có khá nhiều lượng vitamin B6. Loại vitamin này rất có lợi cho hoạt động của não bộ vì nó kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA. Mức độ hóa học thần kinh GABA có tác dụng loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu thần kinh dễ bị kích thích và thậm chí điều trị trầm cảm. Chính vì vậy, nếu muốn tốt cho não bộ, hãy ăn na nhiều hơn. Ngoài ra, vitamin B6 thậm chí còn được coi là để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh parkinson, do đó, quả na còn có thêm tác dụng phòng bệnh parkinson.

Phòng bệnh ung thư: Các chất chống oxy hóa trong quả na như một số poly-phenol, asimicin và bullatacinare… được coi là có thể giúp phòng chống các bệnh ung thư, sốt rét và bệnh giun rất hiệu quả.

Tốt cho mắt: Na là nguồn cung cấp vitamin C, A, riboflavin, vitamin B2 khi đi vào cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do dẫn đến các bệnh về mắt, giúp bạn có một đôi mắt sáng, khỏe mạnh.

Quả na còn có tác dụng làm đẹp hiệu quả:

Quả na rất tốt cho sức khoẻ và cứa nhiều dinh dưỡng . Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ na chứa nhiều đường, nên không dám ăn vì sợ tăng cân. Nhưng thực ra, na lại có công dụng giảm cân khá hiệu quả. Nhờ có hàm lượng vitamin A cao, na được cho là trái cây rất tốt cho da, tóc và mắt. Na giúp da cân bằng độ ẩm và chống dấu hiệu lão hóa. Ngoài ra, thịt na được cho là chữa nhọt, mụn hay vết loét trên da rất hiệu quả. Đối với vỏ na, bạn có thể dùng để chữa bệnh sâu răng.

 Quả na giàu vitamin C, không chứa cholesterol và chất béo bão hoà nên rất tốt cho người ăn kiêng hay có ý định giảm cân. Hãy thêm na vào khẩu phần ăn mỗi ngày để kiểm chứng kết quả bạn nhé. Và ngược lại, với những người đăng muốn tăng cân thì cũng không nên ăn quá nhiều quả na.

Ngoài ra, quả na còn có một số giá trị sức khỏe khác như bảo vệ chống lại nhiễm trùng nướu răng, tăng sự thèm ăn, cải thiện sức khỏe của da, hỗ trợ vệ sinh răng miệng, cải thiện sức khỏe răng miệng, cách chữa hôi miệng hiệu quả, làm giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe của phổi và làm giảm cảm giác tê ở chân.

Cherimoya cũng được chứng minh là có lợi trong việc điều trị các bệnh chữa bệnh như viêm khớp, co thắt dạ dày, các vấn đề tiêu hóa, thiếu máu, tăng huyết áp, decalcification, co thắt dạ dày, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó Na là thực phẩm tốt cho các bà bầu vì nó giúp kiểm soát tâm trạng, ngăn ngừa ốm nghén và tê toàn cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ trái cây này trong thai kỳ cũng rất có lợi cho việc sản xuất sữa mẹ, giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Na cũng thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi.

Những lưu ý khi ăn na:

– Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín ăn sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa

– Hạt của qua na có độc. Vì vậy nên cẩn thận để không nuốt hạt na hay cắn vỡ hạt na khi ăn na

– Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối nhiều.

Tham khảo thêm cách chọn na ngon:

– Lựa quả gai to, màu trắng ngà không thâm đen và nứt nẻ.

– Bạn nên chọn quả tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, da xanh non, cuống nhỏ, chín mềm không nứt.

– Lựa quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là mảng cầu chin cây, ăn ngọt và thơm

Quả na có vị rất ngon và nó có thể được dùng để làm sinh tố, kem hoặc thêm vào các món salad trái cây. Tuy nhiên, hạt na lại không tốt cho sức khỏe vì vậy, khi ăn phải bỏ hết hạt đi. Hy vọng rằng qua bài viết Quả na có tác dụng gì ? chữa được bệnh gì ? đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về quả na.

Trước:
Sau:

Check Also

uong-nuoc-cam-co-tac-dung-gi

Uống nước cam có tác dụng gì, có mập không?

Nước cam là một loại thức uống quen thuộc, đặc biệt đối với các chị …

Leave a Reply

Bạn đang xem Quả na có tác dụng gì ? chữa được bệnh gì ?