Ăn khóm, ăn thơm có tác dụng gì, nóng hay mát

Khóm hay còn gọi là dứa, thơm, là một trong những loại quả vô cùng quen thuộc với chúng ta, trong việc biến nên những món ăn hấp dẫn như: khóm kho cá, khóm nấu canh chua, nước ép, sinh tố…Tuy xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, nhưng vẫn có rất nhiều người thắc mắc rằng: Ăn khóm, ăn thơm có tác dụng gì, nóng hay mát?

Bạn có quan tâm:

Giá trị dinh dưỡng của thơm/khóm

Theo các nhà khoa học, thì khóm/dứa có tính bình, đồng thời có chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ pectin và chất gum, nên có tác dụng rất lớn trong việc nuôi dưỡng làn trang hồng hào, khỏe mạnh.

an_dua_nong_hay_mat

Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa một hợp chất có tên là bromelain – Đây là một loại enzyme thủy phân protid giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon.

Đặc điểm nổi bật của dứa chính là vị nồng ngọt, nên chúng rất thích hợp cho việc chế tạo ra những món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.

Ăn khóm, ăn thơm có tác dụng gì, nóng hay mát

  • Trong nghiên cứu của Đông y, thì thơm là loại quả có tình bình, vị chua ngọt, nên có tác dụng giải nhiệt hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
  • Trong dứa có hợp chất bromelain trước đây được lấy ra từ nước chiết dứa- Hợp chất này có tác dụng hỗ  trợ gsự tiêu hóa thực phẩm, nhất là thịt cá, làm giảm sưng tế bào mềm khi bị thương tích hoặc giảm viêm sau giải phẫu.
  • Nước rễ dứa là chất lợi tiểu tiện rất tốt.
  • Xúc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.
  • Thổ dân Indians ở Panama dùng nước dứa để tẩy ruột, loại trừ sán lải.
  • Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.

Lưu ý: Tuy là trái cây ngon lành và bổ dưỡng, nhưng chúng vẫn có thể gây nên một vài trường không mong muốn:

  • Dị ứng, nguyên nhân là bởi trong loại quả này có chất bromelain.
  • Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.
  • Khi còn xanh, dứa không những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chảy.
  • Ăn quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột.
  • Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
  • Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
  • Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.

Để biết thêm chi tiết về tác dụng của quả dứa mời bạn xem chi tiết tại >> http://toptacdung.com

Với những chia sẻ trên đây, thì câu hỏi: Ăn khóm, ăn thơm có tác dụng gì, nóng hay mát mà bạn đang thắc mắc, đã có được đáp án ưng ý rồi nhé.

Trước:
Sau:

Check Also

Củ hành tây có tác dụng gì, ăn nhiều hành tây có tốt không ?

Củ hành tây có tác dụng gì, ăn nhiều hành tây có tốt không ? là …

Leave a Reply

Bạn đang xem Ăn khóm, ăn thơm có tác dụng gì, nóng hay mát