Ăn quả mướp đắng có tác dụng gì ? chữa bệnh gì ?

Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là một loại quả thuộc dòng họ nhà dưa, bầu. Quả này có hình dáng sần sùi, ăn có vị đắng nên cũng là một trở ngại cho một số bạn khi ăn, nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưu thích vì tác dụng của nó với sức khỏe. Vậy bạn đã biết  Ăn quả mướp đắng có tác dụng gì ? chữa bệnh gì ?, hãy cùng caynhalavuon.net tìm hiểu nhé!

Từ lâu, mướp đắng đã được trưng dụng trong văn hóa ẩm thực của nước ta. Theo một số kết quả nghiên cứu, mướp đắng là một loại quả vô cùng giàu vitamin và khoáng chất như: 0,9 % Protein,0,1% Lipit, 0,2 % cacbon hidrat, và nhiều vitamin khác nữa ; chưa kể tới rất nhiều loại khoáng chất trong thành phần của nó như canxi, kali, magie, sắt…

Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.

Theo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng  có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Về chất khoáng, khổ qua chứa kali có tác dụng làm giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, phòng ngừa ung thư.

Mướp đắng (khổ qua) vì chứa thành phần vị đắng đặc thù có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Mướp đắng  sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu). Người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Mướp đắng còn giúp chữa nhiều bệnh như đau dạ dày do nhiệt, kiết lỵ, thấp nhiệt, nôn ói, tiêu chảy…

Mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:

– Chống các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường…

– Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.

– Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.

Người Nhật đã khám phá ra rằng thức ăn vị đắng chứa nhiều axít amino, cụ thể là trong hơn 30 loại axít amino thì hơn 20 loại có chứa vị đắng. Một số thức ăn có vị đắng là nguồn chính của vitamin B17 vốn có sức “sát thương” mạnh đối với tyế bào ung thư , đó là lý do người bệnh ung thư có thể dùng nhiều khổ qua.

Nghiên cứu cũng cho thấy nguyên nhân mướp đắng có thể làm hạ mức đường huyết là do trong hạt của nó chứa protein có chức năng tương tự như insulin. Chúng ta đều biết insulin có tác dụng làm cho glucose trong máu chuyển thành năng lượng, từ đó giúp điều chỉnh đường huyết trong cơ thể, làm cho đường huyết bảo đảm ở trạng thái bình thường.

Xem thêm 6 tác dụng của cây nhàu https://cayvala.com/cay-nhau/

Tương tự, chất chiết xuất từ quả và hạt mướp đắng  cũng thúc đẩy phân giải phần đường, có tác dụng chuyển hóa phần đường dư thừa thành năng lượng, cải thiện tình trạng cân bằng chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng có thể ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh đái tháo  là béo phì hoặc táo bón. Do vậy, người có mức đường huyết hơi cao nên dùng nước mướp đắng hằng ngày

Trong mướp đắng có nhiều protein, các chất chống oxi hóa… nên nó có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng kích hoạt một loạt các phản ứng hoạt hóa ở màng tế bào, làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn và tiêu diệt các tế bào này. Loại dầu có trong hạt mướp đắng rất giàu cis(c)9, trán(t)11 và axit linonic t13…, những chất này có tác dụng triệt tiêu các mầm bệnh gây ung thư tá tràng và nhiều chứng bệnh nan y khác.

Trong khổ qua chứa nhiều beta-carotene (tiền chất vitamin A) và vitamin A giúp cải thiện thị giác. Ngoài ra, nhờ có vitamin C và các chất chống oxy hóa nên khổ qua còn có thể giảm các bệnh về mắt do mất cân bằng oxy hóa. Đồng thời hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện nếu thường xuyên ăn mướp đắng. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp lợi tiểu, bổ sung khí huyết, tuần hoàn máu, ổn định nhịp tim một cách tốt nhất.

Làn da mịn màng, không còn mụn nhờ ăn mướp đắng cũng như sử dụng nước ép mướp đắng để uống hàng ngày, làm mặt nạ mướp đắng với trứng gà trị mụn trứng cá và mụn cám rất tốt hay áp dụng phương pháp trị mụn với cây mã đề có hết không để gia tăng những tác dụng tốt nhất. Mướp đắng còn giúp chữa hôi nách, giảm cân, giúp vóc dáng thon gọn, tanh nhiệt giải độc cho cơ thể khỏe mạnh. Trong mướp đắng có khá nhiều Vitamin và nước, do đó sẽ giúp làn da được tái tạo rất nhanh. Bạn chỉ cần nghiền nát ½ trái mướp đắng( bỏ hột) sau đó lấy nước của nó thoa lên mặt, hực hiện đều đặn để thấy sự thay đổi từng ngày trên làn da của mình.

Xem thêm thông tin >> https://cotacdunggi.com/p/chuom-da-len-mat.html

Ngoài những tác dụng dược lý của mướp đắng thì loại quả này cũng đem tới cho chúng ta những tác dụng làm đẹp hiệu  quả như mướp đắng kết hợp với công dụng của chuối xanh trị nám sẽ đem tới cho bạn một làn da tươi trẻ, bởi trong mướp đắng có chứa thành phần chất chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn các hắc sắc tố melanin phát triển mạnh mẽ dẫn đến nám da.

Bạn có thể xem thêm trị nám bằng rau mùi >> https://tacdungcuacay.com/p/rau-mui-tri-nam-co-tot-khong.html

canh kho qua dspl1

Một số bài thuốc chữa bệnh có mướp đắng:

1.Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy:

Mướp đắng 2 – 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

2.Chữa ho:

Mướp đắng 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

3.Nước sắc mướp đắng:

Mướp đắng 1 – 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

4.Nước chiết mướp đắng ướp đường:

Mướp đắng tươi 1 – 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.

5.Mướp đắng xào đậu phụ:

Mướp đắng 150g, đậu phụ 100g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.

6.Mướp đắng xào thịt nạc:

Cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ…

7.Mướp đắng xào cà rốt:

Mướp đắng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.

8.Thịt nạc hầm mướp đắng củ cải:

Mướp đắng 250g – 500g, thịt lợn nạc 125g – 250g, củ cải 100g – 200g. Mướp đắng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

9.Mướp đắng xào bột tề:

Mướp đắng 60g, bột củ năn 60g. Mướp đắng bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 – 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.

canh-kho-qua-nhoi-thit-tien-nam-cu-1

Mặt trái của mướp đắng bạn cần phải biết:

Làm tăng men gan

Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ kiến các enzyme gan tăng cao, làm thay đổi hình dáng của tế bào gan. Bên cạnh đó nó còn chứa chất độc có tên là vicine gây nên hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Nếu bạn ăn phải những trái mướp đắng được trồng tại những vùng bị nhiễm kim loại nặng sẽ dẫn tới ngộ độc, gây tổn hại cho gan.

Không có lợi cho sự phát triển của trẻ

Ngoài những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe thì những chất độc gây hại cho sức khỏe cũng luôn tồn tại trong mướp đắng.

Nếu cho trẻ ăn quá sớm, khi đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải độc tố từ mướp đắng.

Do đó, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những món được chế biến từ mướp đắng.

Mướp đắng hạn chế khả năng thụ thai

Một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng mướp đắng làm giảm khả năng thụ thai ở động vật.

Bởi trong mướp đắng có chứa một loại Protein có hoạt tính chống lại khả năng thụ thai ở chuột đực, gây xuất huyết ở chuột cái đang mang thai và làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở chó đực khi chúng uống 1,7g nước mướp đắng/ ngày.

Gây thiếu máu tán huyết

Ăn nhiều mướp đắng có thể gây thiếu máu với những triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hôn mê, đau bụng, sốt.

Những đối tượng không nên ăn mướp đắng

Phụ nữ muốn có thai và đang mang thai

Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác động xấu đến khả năng sinh sản và thai nhi. Do đó những người đang mong muốn có con hay phụ nữ mang thai nên tránh xa món ăn từ mướp đắng.

Người bị bệnh gan, thận

Vì mướp đắng có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong mướp đắng kết hợp vào sẽ tạo nên sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.

Mướp đắng quả là món quà tuyệt vời từ thiên nhiên, tuy khi ăn rất đắng nhưng những lợi ích mà loại quả này mang lại cho sức khỏe là tuyệt vời, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. hy vọng bài viết Ăn quả mướp đắng có tác dụng gì ? chữa bệnh gì ? đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

Trước:
Sau:

Check Also

uong-nuoc-dau-nanh-co-tac-dung-gi

Uống nước đậu nành có tác dụng gì, có mập không?

Sữa đậu nành là một trong những loại thực phẩm, loại nước uống không còn …

Leave a Reply

Bạn đang xem Ăn quả mướp đắng có tác dụng gì ? chữa bệnh gì ?