Ăn khoai mì có tốt không, ăn nhiều có mập không ?

Khoai mỳ (sắn) là thực phẩm khá phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của người Việt. Suốt một thời gian dài, khoai mì trở thành một trong những nguồn cứu đói quan trọng ở nước ta. Ngày nay tuy không phải là lương thực chính nhưng khoai mì vẫn được nhiều người lựa chọn. Vậy Ăn khoai mì có tốt không, ăn nhiều có mập không? Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề trên.

Bạn có quan tâm:

Giá trị dinh dưỡng của khoai mỳ

Khoai mì hay còn  được gọi là của sắn là loại củ đậu có danh pháp hai phần: Manihot esculenta. Đây là một trong những loại cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Về mặt lịch sử, cây khoai mì được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào cuối thế kỷ 16. Ở các nước châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 sau đó, khoai mì được trồng nhiều ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18.

khoai my

Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và trở thành một trong những loại cây lương thực gắn bó với Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Khoai mì hiện được trồng ở nước ta với mục đích chính là làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm chế biến bánh kẹo, sản xuất nhiên liệu tự nhiên. Các vùng trồng sắn nhiều nhất là ở những vùng đồi núi như Tây Nguyên, Tây bắc, Đông Nam bộ.

Về mặt dinh dưỡng, trong khoai mì có chứa tinh bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin A, vitamin C, năng lượng . Với 100g khoai mì nấu chín có chứa 16 mg canxi, 21 mg magiê, 271 mg kali, 27 mg phốt pho và 0,4 mg mangan. Nó cũng có 14 mg natri, 0,3 mg kẽm và 0,3 mg sắt.

Ăn nhiều khoai mỳ có bị mập không?

Những thành phần dinh dưỡng nêu trên của khoai mì cho chúng ta thấy rằng, đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên ăn khoai mỳ lại không hề gây béo mập như chúng ta vẫn nghĩ. Củ mì có chứa một lượng cao chất xơ giúp bạn giảm cân vì nó thúc đẩy cảm giác no lâu dài, ít có cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó khoai mì còn giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.Với hàm lượng Carbohydrates dồi dào, khoai mì sẽ cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho quá trình vận động, các carbohydrate chuyển đổi thành glucose trong cơ thể của bạn, sau đó được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ trong các cơ thể, ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo không gây nên hiện tượng thừa cân, béo phì.

Những lưu ý khi ăn sắn

– Tuyệt đối khô cho phụ nữ mang thai và trẻ em ăn khoai mỳ. Bà đẻ cũng không nên ăn khoai mỳ ở những tháng đầu tiên. Đơn giản là vì trong khoai mì có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) – rất độc đối với cơ thể; ăn củ sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc.

– Nên ăn sắn với đường hoặc mật để trung hòa độc tố trong sắn.

– Với sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống đất. Nếu để sắn có màu đốm xanh thì độc tố rất cao.

– Khi luộc nên thay nước 2-3 lần để loại bỏ chất độc. Phải đảm bảo luộc chín kỹ.

– Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm độc tố. Có thể ngâm với nước gạo để trung hòa độc tố có trong sắn.

Xem bài viết tủ lạnh hãng nào tốt : https://www.linkedin.com/pulse/nên-mua-tủ-lạnh-hãng-nao-tot-nhat

Trên đây là đáp án cho câu hỏi: Ăn khoai mì có tốt không, ăn nhiều có mập không? Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Trước:
Sau:

Check Also

Nấu cháo tim lợn với rau gì, cháo tim lợn có tác dụng gì ?

Tim lợn được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ …

Leave a Reply

Bạn đang xem Ăn khoai mì có tốt không, ăn nhiều có mập không ?