Tư vấn kinh nghiệm, cách nuôi chim bồ câu nhốt hiệu quả

Hiện nay, một trong những mô hình kinh tế hiệu quả được nhiều nông dân Việt Nam áp dụng chính là nuôi chim bồ câu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất và lợi nhuận như mong muốn, thì bắt buộc những người theo đuổi mô hình này phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Và hôm nay, bài viết sau đây sẽ cùng chia sẻ về vấn đề: Tư vấn kinh nghiệm, cách nuôi chim bồ câu nhốt hiệu quả. 

tu-van-kinh-nghiem-cach-nuoi-chim-bo-cau-hieu-qua

Cách nuôi “Chim Bồ Câu”

  • Để đạt kết quả tốt nhất đối với mô hình nuôic chim bồ câu theo chuồng, thì bắt buộc chuồng chim bồ câu phải rộng rãi thoáng mát, thì chim mới có thể nhanh chóng sinh trưởng và mau lớn.
  • Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng.
  • Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau.
  • Đối với việc nuôi chuống, thì chuồng chim phải được làm bằng tre theo cách lấy tre chẻ thành nan, và ghép lại thành phên. Đồng thời, bạn cần lưu ý là chuồng phải có đầy đủ ánh sáng, luôn trong tình trạng, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào.
  • Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm.
  • Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào.
  • Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.

Mật độ nuôi chim bồ câu

  • Nếu mô hình nuôi chim bồ câu mà bạn áp dụng là nuôi nhốt chuồng, thì mật độ của chim là mỗi ô sẽ là một đôi chim.
  • Đối với trường hợp nối thả tự do thì mật độ chuồng mà bạn cần áp dụng chính là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
  • Đối với chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi, thì bạn nên phân bố theo mật độ cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
  • Còn nếu là chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi, thì chuồng phải có chiều dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
  • Đối với chuồng nuôi  chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi), thì phải có kích thước chiều cao là 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
  • Để làm một ổ đẻ thuận lợi cho chim mái, thì bạn cần làm với kích thước đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm:
  • Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Thức ăn cho chim bồ câu

  • Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim mà người nuôi chọn những thức ăn hợp lý cho nó, thức ăn của chim bồ câu rất đa dạng như: ngô, đậu xanh, thóc,… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.
  • Để tạo thói quen cho chim, bạn hãy phân chia giờ cho ăn mỗi ngày 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều.
  • Thức ăn cho chim con là gạo xay trộn, còn với “chim bo cau” đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) đã xay vỡ.
  • Bồ câu và nhất là đối với trường hợp nuôi nhốt, thì bắt buộc phải bổ xung muối ăn thường xuên vào thức ăn cho chúng, với công thức: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.  Đồng thời, chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày, nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày.

Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu

Tuy bồ câu là loài chim có hệ thống miễn dịch cũng như sức đề kháng khá tốt, nhưng bạn cần phải lưu ý phòng và trị bệnh cho chúng khi nuôi nhốt theo đàn, trong không gian nhỏ hẹp, bằng cách:

  • Bổ súng thức ăn và nước uống luôn đầy đủ
  • Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.
  • Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Dọn dẹp định kỳ 2-3 tháng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
  • Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
  • Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác, nên phải nhớ sát trùng và dọn dẹp cần thận.
  • Cần hạn chế dể chim lạ vào chuồng, nhằm ngăn chặn tình trạng lây bệnh cho chim nhà.
  • Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim.
  • Chim bồ câu thường hay mắc phải những chứng bệnh như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,…Trong trường hợp này, người nuôi cần theo dõi thường xuyên và nhờ đến các cơ sở thú ý hỗ trợ thuốc và cách chữa trị phù hợp.

Với những hướng dẫn của bài viết: Tư vấn kinh nghiệm, cách nuôi chim bồ câu nhốt hiệu quả trên đây, hy vọng sẽ giúp cho những ai đang áp dụng mô hình kinh tế này, đạt được hiệu quả và lợi nhuận tốt nhất.

Trước:
Sau:

Check Also

Cách làm vịt không tanh không bị hôi lông

Vịt là loài vật nuôi khá quen thuộc trong hầu hết các gia đình nông …

Leave a Reply

Bạn đang xem Tư vấn kinh nghiệm, cách nuôi chim bồ câu nhốt hiệu quả