Cây rau dền gai chữa bệnh gì, ăn có tốt không ?

Dền gai là loại rau quen thuộc mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có thường được bà con nhiều nơi hái lá nấu canh.

Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh. Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Vậy cây rau dền gai chữa bệnh gì, ăn có tốt không ? mời bạn đọc bài viết dưới đây để rõ hơn.

Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh.

Cây dền gai rất dễ sinh sống nên thường mọc hoang khắp nơi, toàn cây dền gai được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô hoặc ó thể đốt thành tro, dùng dần.

Thành phần hoá học trong cây dền gai: Cây chứa một tỷ lệ nitrát kali, nhất là ở rễ.

Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương…

Rau dền gai có tác dụng gì : Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt có thể dùng như hạt cây Mào gà đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết. Nhân dân còn dùng hạt và rễ trị bệnh đau tim. Xem đầy đủ thông tin của lá dền gai tại đây : http://cotacdunggi.com/p/rau-den-gai-co-tac-dung-gi-cong-dung-cua-den-do.html

Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị rong kinh, lậu, eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng; còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng. Cây dùng trị rắn cắn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dền gai

Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 – 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 – 3 lần,  có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

Ho có đờm: Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.

Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g,  kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 10 ngày.

Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ): Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Rắn cắn: Hạt rau dền gai 5g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu thuốc với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn thuốc nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn.

Viêm họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai ngậm 1 – 2 lần.

Chữa lỵ: Thân, lá cây rau dền gai 100g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, rau sam 30g. Nấu canh ăn ngày 1 – 2 lần.

Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Rau dền gai, Rau  ngò mỗi vị 100g luộc ăn cả cái lẫn nước, bằng cách hái đọt lá non dền gai tước vỏ gai cứng bên ngoài luộc chấm mắm hoặc nấu canh tôm cua.

Chữa tiểu đường, kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau dền gai luộc chấm muối mè.

Chữa nóng sốt: rau dền gai 200g băm nhỏ sắc chắt lấy nước uống.

Chữa táo bón: rau dền gai, rau đay, rau mồng tơi mỗi thư 50g nấu canh cua ăn tuần vài lần.

Chữa thiếu máu thiếu sắt: Rau dền gai 100g, gan heo non 50g xào ăn tuần vài lần.

Chữa tiểu buốt gắt: Rau dền gai, rau mã đề mỗi vị 100g sắc nước uống.

Chữa đau đầu chóng mặt huyết áp cao: Rau dền gai, cỏ màn chầu mỗi vị 100g sắc nước uống.

Chữa viêm bàng quang: Rau dền gai tươi 50-80g sắc nước uống.

Dền gai là loại cây rất dễ mọc và khả năng chống đỡ bệnh tật cao, không có sâu bọ nên sử dụng rất an toàn. Hy vọng qua bài viết Cây rau dền gai chữa bệnh gì, ăn có tốt không ? đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về cây dền gai.

Trước:
Sau:

Check Also

uong-nuoc-cam-co-tac-dung-gi

Uống nước cam có tác dụng gì, có mập không?

Nước cam là một loại thức uống quen thuộc, đặc biệt đối với các chị …

Leave a Reply

Bạn đang xem Cây rau dền gai chữa bệnh gì, ăn có tốt không ?