Cách chế biến rau câu chân vịt

Rau câu chân vịt là một loại rong có hình thù giống những ngón chân vịt, thường bám sát bề mặt những hòn đá hay rạn san hô. Khoảng chừng tháng 3 đến tháng 5 là giai đoạn rong chân vịt phát triển nhất. Mỗi buổi sáng sớm hay chiều về, khi thủy triều rút, người dân vùng biển mang gùi đi thu hoạch rong câu. Dụng cụ đơn giản chỉ là một cái liềm nhỏ và một cái thau nhưng việc chế biển rau chân vịt lại hết sức cầu kì và công phu.

Rau câu chân vịt được cư dân vùng biển ví như là loại “rau xanh” vì các món được chế biến từ rong câu vừa ngon lại bổ dưỡng. Rong câu hái về, lượm bỏ những thứ rong tảo khác lẫn vào, rửa sạch đất cát, đem ngâm nước nhiều lần, phơi nắng cho khô để dùng dần.

Nhưng phổ biến hơn cả là rau câu chân vịt nấu chè – một món quà vặt dân dã, rẻ tiền lại không “kén chọn” theo độ tuổi hay thể trạng. Muốn cho ra đời một món chè ngon, để lại ấn tượng trong lòng người ăn thật không đơn giản tí nào.

Rau câu chân vịt là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe chứa nhiều Canxi và Iốt, ngoài ra rau câu chân vịt còn có tính thanh nhiệt rất thích hợp dùng trong mùa hè, đây là loại rong biển được sơ chế trực tiếp từ thiên nhiên không dùng chất bản quản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến rau câu chân vịt: 

Nguyên liệu chuẩn bị:

–  200gram rau câu chân vịt khô hoặc tươi ( Loại khô phải ngâm nước cho nở ra như tươi)

–  1 trái chanh

–   Đường phèn (có thể dùng đường phổi, đường cát vàng, hoặc đường trắng)

–   Một ít gừng

Cách chế biến rau câu chân vịt:

·   Bước 1

 Ngâm rau câu chân vịt khô vào nước từ 1 giờ trở lên, cũng có thể để qua đêm (lượng nước nhiều ít tùy thích) đến khi nào nở ra vừa phải (dùng tay bấm sợi rong thấy mềm mềm là được, không nên để quá dai hay quá mèm chè sẽ không ngon)

Lúc ngâm cắt quả chanh nặng vào nước mục đích là để chanh khử mùi tanh đặc trưng trong rau câu chân vịt. và làm trăng hơn.  Chú ý nếu khi ngâm lượng nước nhiều thì năng chanh nhiều, ngâm ít thì lượng chanh nặng vào ít.

Gừng gọt vỏ, thái sợi

goi-ga-rong-sun_2

·   Bước 2:

–   Cho rau câu đã ngâm nở ra và làm sạch sỏi đá, san hô thì tiến hành nấu

–  Cho rau câu vào nồi đổ lượng nước xấp xấp rau câu, không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu đổ nước quá ít rau câu sẽ rất cứng, nếu đổ nước quá nhiều rau câu sẽ không đông. 

Bước 3:

–  Sau khi đã đổ nước xong cho lên bếp nấu với lượng lửa vài phải cho đến khi sôi thì hạ lửa, khuẩy đều cho rau câu tang ra.

–  Thời gian từ khi sôi đến khi kết thúc là khoảng 5 phút, đừng để sôi quá lâu rau câu tan ra hết sẽ không ngon.

–   Sau khi sôi khoảng 5 phút các bạn tiến hành cho đường phèn và gừng đã thái sợi vào rồi tắt bếp.

–  Cho vào chén để nguội rau câu sẽ tự đông lại. Có thể dùng ngay hoặc bỏ tủ lạnh dùng dần.

maxresdefault

  Mẹo :

–  Tùy theo sở thích của các bạn mà đổ nước nhiều ít khi nấu. Và nhớ cho gừng vào thì nó mới tạo ra hương vị đặc trưng.

–  Nên nấu với đường phèn thì rau câu ăn có vị ngọt nhẹ rất ngon, nếu không có đường phèn sử dụng đường cát vàng cũng được

– Nếu sử dụng rau câu chân vịt khô thì nên ngâm trong thời gian tương đối lâu, và nhớ rữa, lọc bỏ sỏi đá thật kỹ, nếu không khi nấu sỏi đá sẽ đọng ở dưới nồi và khi cho vào chén nhớ bỏ lớp mõng dưới đáy nồi (tránh sỏi đá sót lại).

Về mặt dinh dưỡng, rong câu chân vịt có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông tiểu. Sau khi đi nắng hay lao động ra mồ hôi nhiều thì các món từ rong câu vừa để giải nhiệt, lại có vị ngọt, có tác dụng khử thấp trừ phong và cũng là nguồn thức ăn thích hợp với những người sợ mập, thích giữ eo.

Những ai sinh ra và lớn lên nơi miệt biển thì chén chè sền sệt, sừng sực vị rong chân vịt nóng, thơm nồng mùi gừng là món ăn ngon khá quen thuộc.

Cuối cùng chúc cả nhà có một món ăn giàu dinh dưỡng, vơi đi nỗi nhớ quê hương!

Xem thêm:

Trước:
Sau:

Check Also

Nấu cháo tim lợn với rau gì, cháo tim lợn có tác dụng gì ?

Tim lợn được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ …

Leave a Reply

Bạn đang xem Cách chế biến rau câu chân vịt