Ăn nhiều cơm có béo không, có mập không?

Cơm là món ăn chính yếu và “không thể thay đổi” trong văn hóa ẩm thực cũng như chế độ dinh dưỡng của người Việt. Có thể nói, không một người Việt Nam nào lại chưa ăn cơm. Độ phổ biến của cơm đến mức người ta dùng từ”ăn cơm” thay cho từ “ăn sáng”, “ăn trưa”, “ăn tối”…. Vậy ăn cơm có béo không, có mập không? Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề trên.

Giá trị dinh dưỡng của cơm

Cơm là một loại thức ăn được làm ra từ gạo bằng cách đem nấu với một lượng vừa đủ nước. Cơm trắng, chỉ có nguyên liệu là gạo tẻ và không có thêm gia vị, là thức ăn gần như hàng ngày của người Đông Nam Á và Đông Á nói chung.

com

Để thay đổi khẩu vị, các dân tộc thường chế biến thành nhiều loại cơm như còn có cơm trộn, cơm thập cẩm, cơm gói lá sen, cơm lam…, Cơm rang, Cơm nếp, Cơm tấm, cơm chiên. Cơm có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú và đa dạng. Trong một chén cơm nóng có chứa tinh bột, đạm thực vật, các viamin nhóm B nhất là B1, B2 niacin, vitamin E cùng một lượng nhỏ sắt, kẽm và các chất khoáng Mg, P,K,Ca, Riboflavin, Niacinvà dồi dào vitamin nhóm B nhất là B1 trong lớp vỏ cám.

Ăn nhiều cơm có béo không, có mập không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi chén cơm có thể tích 250 ml có chứa chừng 200 – 240 Kcal. Và từ đo lường này, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, mỗi ngày một người lớn chỉ cần lượng tinh bột bằng ba chén cơm.
Đáng tiếc, văn hóa “ăn cơm” đã khiến cho độ chuẩn này không được thực thi. Số lượng 3 chén cơm mỗi bữa hiện là quá ít so với các bữa ăn của người Việt, đó là chưa kể các thức ăn khác trong ngày có chứa không ít tinh bột. Do vậy nguy cơ thừa năng lượng, thừa cân, béo phì từ tinh bột nói riêng và toàn bộ thức ăn thu nạp trong ngày nói riêng là rất cao. Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy ăn gạo trắng có liên quan với gia tăng tỷ lệ bép mập, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chuyển hóa, và bệnh tim mạch.

 Bài viết hay https://mekuro.com/tre-an-xong-bao-lau-thi-tam/

Ăn cơm có những tác dụng gì?

Với thành phần dinh dưỡng mà chúng tôi đã nêu ở trên thì cơm trở thành một món ăn mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe của con người. Người Việt Nam ăn cơm hàng ngày chính là một thói quen rất tốt. Dưới đây là những tác dụng không thể thay thế của cơm đối với sức khỏe của bạn.

+ Cơm ngăn ngừa ung thư:
Trong cơm nóng có chứa đầy đủ các loại sợi không hòa tan, hoạt động như một lá chắn xung quanh cơ thể, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Những người ăn cơm gạo thường xuyên sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn những người hay ăn vặt.
+ Cơm tốt cho hệ miễn dịch:
Cơm là thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất như niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine.
Tất cả những chất dinh dưỡng này đều rất cần thiết cho cơ thể này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cân bằng các hoạt động chung của cơ thể.

+ Cơm tốt cho huyết áp:

Các nhà khoa học đã chứng minh, hàm lượng natri thấp trong gạo sẽ rất tốt cho người cao huyết áp. Hơn nữa, ăn cơm đều đặn cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Cơm làm giảm cholesterol trong máu:
Cơm không chứa các chất béo có hại, sẽ làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể. Từ đó, cơm giúp kiểm soát cân nặng.
+ Ăn cơm giúp làm đẹp da:
Không phải ngẫu nhiên mà chị em phụ nữ lại dùng nước gạo để chăm sóc da. Đơn giản là vì trong gạo và cơm có chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn chặn sự lão hóa sớm.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi: Ăn nhiều cơm có béo không, có mập không? Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Trước:
Sau:

Check Also

Nấu cháo tim lợn với rau gì, cháo tim lợn có tác dụng gì ?

Tim lợn được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ …

Leave a Reply

Bạn đang xem Ăn nhiều cơm có béo không, có mập không?